Du lịch Tây Tạng huyền bí
Tây Tạng là vùng đất tách biệt với các vùng khác trong lãnh thổ Trung Quốc, mang vẻ huyền bí, độc đáo nhưng cũng không kèm phần khắc nghiệt. Bởi vậy mà Tây Tạng vẫn luôn thu hút những bạn trẻ đam mê phiêu lưu, khám phá ghé thăm.
Tây Tạng là vùng đất tách biệt với các vùng khác trong lãnh thổ Trung Quốc, mang vẻ huyền bí, độc đáo nhưng cũng không kèm phần khắc nghiệt. Bởi vậy mà Tây Tạng vẫn luôn thu hút những bạn trẻ đam mê phiêu lưu, khám phá ghé thăm. Cùng xem ngay những kinh nghiệm du lịch Tây Tạng, Trung Quốc qua bài viết dưới đây nhé!
Du lịch Tây Tạng
GIỚI THIỆU VỀ TÂY TẠNG
Tây Tạng là khu tự trị của Trung Quốc, nằm trên cao nguyên Tây Tạng, cao trên 4.200m. Phần lớn dãy núi Himalaya nằm trong địa phận Tây Tạng, có đỉnh núi Everest nằm ở biên giới với Nepal. Cao nguyên Tây Tạng là địa bàn cư trú của người Tạng và một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, Lạc Ba và hiện nay có thêm một lượng người Hán và người Hồi sinh sống.
Nền văn hóa Tây Tạng có ảnh hưởng rộng lớn đến các quốc gia láng giềng như Bhutan, Nepal, Ấn Độ và các tỉnh láng giềng của Trung Quốc như Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên.
văn hóa Tây Tạng
Tây Tạng là trung tâm của Phật giáo Tây Tạng, tại đây Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn trong văn hóa ở Tây Tạng. Hàng năm, du khách từ khắp mọi nơi về đây để hành hương và tham gia các lễ hội mùa xuân. Ngoài ra, du lịch Tây Tạng còn hấp dẫn khách du lịch nhờ những ngọn núi tuyết trắng cao sừng sững, những đồng cỏ thảo nguyên bao la, thiên nhiên hoang sơ đẹp đến mê mẩn.
DU LỊCH TÂY TẠNG VÀO MÙA NÀO
Khí hậu ở Tây Tạng khá khắc nghiệt, mùa đông nhiệt độ có thể xuống âm mấy chục độ, có bão tuyết. Các mùa còn lại đều thích hợp để du lịch Tây Tạng.
Mùa thu (tháng 9-10) là lúc cây thay lá, khoác lên tấm áo vàng thơ mộng, trời ít lạnh hơn và trong xanh hơn.
Mùa xuân và mùa hè cũng là lúc diễn ra nhiều lễ hội màu sắc của người Tây Tạng, nếu bạn muốn đi hành hương thì nên đi vào mùa xuân.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN
Từ Hà Nội, Sài Gòn bạn có thể bay thẳng đến Tây Tạng bằng các chuyến bay của Air China. Hoặc quá cảnh ở Nam Kinh, Thành Đô rồi mới đến Tây Tạng nếu đi các hãng China Eastern Airlines, China Southern Airlines. Cathay Pacific, Air Asia, Thai Airways,… Sân bay ở Tây Tạng là Lhasa Gonggar, thủ đô Lhasa.
Nếu bạn di chuyển từ Bắc Kinh thì có thể đi chuyến tàu T27 đến Tây Tạng, hoặc đi tàu từ thành phố Cách Nhĩ Mộc thuộc tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc.
Phương tiện công cộng phổ biến nhất ở Tây Tạng là xe bus, hầu như đi qua tất cả các điểm du lịch trong thành phố.
Taxi thường tập trung nhiều ở các thành phố Lhasa, Shigatse, Ali. Giá tiêu chuẩn là 10 tệ cho mỗi điểm, không tính xa hay gần.
Nếu bạn có thời gian và chỉ cần dạo quanh các điểm tham quan trong trung tâm thì xe đạp là một phương tiện vừa rẻ, tiện lợi lại cho bạn một trải nghiệm thú vị.
KHÁCH SẠN Ở TÂY TẠNG
Ở Tây Tạng không thiếu các khách sạn tiện nghi cho du khách, bạn chỉ cần đặt phòng trên các kênh online như Etrip4u là có thể yên tâm cho chuyến du lịch Tây Tạng. Một số khách sạn chất lượng, được khách du lịch đánh giá tốt mà bạn có thể tham khảo:
- Four Point Hotel Lhasa: Khách sạn ở trung tâm thành phố Lhasa, gần các địa điểm du lịch. Các phòng được trang bị đầy đủ, tiện nghi và có các dịch vụ tiện ích đi kèm phục vụ mọi khách du lịch.
- Manali International Youth Hostel: Khách sạn được đánh giá cao, phòng ốc sạch sẽ, vị trí gần các điểm du lịch nổi tiếng nên được nhiều du khách lựa chọn.
- Tashitakge Hotel Lhasa: Rất nhiều du khách thích khách sạn này vì có thiết kế đẹp, phòng sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi và có view nhìn ra Potala Palace.
- Gang Gyan Lhasa Hotel: Khách sạn ở Lhasa, gần điểm tham quan như Muru Nyingma Monastery, Jokhang…
CÁC ĐIỂM THAM QUAN TẠI TÂY TẠNG
Cung điện Potala
Cung điện Potala đã phải mất đến 50 năm xây dựng mới hoàn thành, đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Tây Tạng. Cung điện nằm ở độ cao 3.600m, là cung điện cao nhất Thế giới, sở hữu kiến trúc vô cùng độc đáo. Những mái ngói đỏ và mảng tường màu trắng hút mắt, nguyên liệu gỗ và đá đặc trưng cho kiến trúc Phật giáo Tây Tạng, hài hòa bản sắc Trung Hoa, Ấn Độ và Nepal.
Cung điện Potala
Đền Jokhang
Ngôi đền quan trọng và linh thiêng ở Tây Tạng và cùng là trung tâm tinh thần của thành phố Lhasa. Đền được xây dựng từ thế kỷ 7, qua nhiều lần trùng tu đã đạt tới diện tích rộng lớn như hiện nay. Hàng năm thu hút lượng lớn Phật tử về tham quan và chiêm bái, nhiều người đã chọn cách di chuyển nhất bộ nhất bái (1 bước đi lại quỳ bái 1 lần) để thể hiện lòng thành lên Đức Phật.
Đền Jokhang
Linh Tháp Kumbum
Linh tháp Kumbum sở hữu bề dày lịch sử lâu đời, được xem là hiện thân tinh hóa trong văn hóa Phật giáo của Tây Tạng. Với độ cao 32,4m, đỉnh tháp là mái vàng, chia làm 9 tầng, mỗi tầng có kết cấu là biểu tượng của trời tròn, đất vuông. Bên trong tháp có đến 100,000 bức tranh tường và tượng Phật, vì thế nơi đây còn được gọi là Thập Vạn Phật Tự.
Tháp Kumbum
Đường Barkhor
Quảng trường Barkhor và cũng là một con đường bao quanh đền Jokhang, nơi tập trung nhiều du khách nhất bộ nhất bái tới đền. Ngoài ra còn có hàng trăm cửa hàng lưu niệm, đồ thủ công mà du khách có thể mua về làm quà.
quảng trường Barkhor
Tu viện Sera
Nằm ở thủ phủ Lhasa, được mệnh danh là “nơi ở của thần linh”. Tu viện có từ năm 1419, trước đây là tu viện hoa hồng vì bao quanh là những hàng rào hoa hồng, tuy nhiên hiện nay không còn nữa. Đến tu viện Sera, bạn sẽ được xem các nhà sư trẻ bàn luận về kinh thư, giảng giáo lý nhà Phật ngay tại sân vườn.
Tu viện Sera
Suối nước nóng Yangbajain
Có vị trí ở độ cao 4.267m, Yangbajain được xem là suối nước nóng nhất Thế giới. Nước luôn ở nhiệt độ khoảng 28 độ C, rất tốt cho sức khỏe. Người ta cho xây dựng các bể bơi trong nhà và ngoài trời để phục vụ khách du lịch.
Suối nước nóng Yangbajain
Thành phố Shigatse
Là thành phố lớn thứ 2 ở Tây Tạng, nổi tiếng với đại cổ tự Tashilhunpo – nơi có tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Thế giới.
Thành phố Shigatse
Hồ nước mặn Namtso
Hồ nước này nằm trên đỉnh núi Nyan Quen Tanglha, có diện tích gần 2000m. Hồ nước có màu trong xanh như ngọc, khung cảnh mây trời hững hờ đã thu hút du khách tới tham quan và chụp ảnh.
Hồ nước mặn Namtso
CÁC MÓN ĂN NGON Ở TÂY TẠNG
Mì Tạng và mì nguội
Điểm đặc trưng của mì Tạng là nước dùng vị thanh, vị ngọt từ xương ninh quyện lẫn với mùi thơm của hành lá, chan lên những sợi mì to bản, dai dai. Mì nguội lại có thêm vị cay của tương ớt nhưng vẫn giữ được vị thanh đạm của nước dùng, ăn cùng khoai tây thái viên rất hợp vị.
Trà bơ
Thức uống đặc trưng và phổ biến của người Tây Tạng. Họ thường uống vào buổi sáng cùng với bữa sáng, hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho tiêu hóa, chống cảm lạnh.
Bánh Tsampa
Bánh Tsampa sử dụng nguyên liệu chính từ lúa mạch và đậu Hà Lan, xào chín rồi đánh nhuyễn với trà bơ. Sau đó viên thành từng khối bánh, khi ăn có thể trộn thêm sữa chua hoặc rượu lúa mạch. Món ăn này có thể tìm thấy trên mọi ngóc ngách của đường phố Tây Tạng.
Thịt khô phơi gió
Do đặc trưng khí hậu khô lạnh, nhiều đợt gió nên người dân Tây Tạng đã sáng tạo ra món thịt phơi gió. Thịt được cắt thành dải rồi mang phơi chỗ thoáng khí, khoảng 2,3 tháng là có thể mang ra dùng.
Thịt bò rừng khô
Bò Tây Tạng sống tại vùng cao nguyên quanh năm có tuyết rơi, được xem là loại thực phẩm siêu sạch, thịt có vị ngọt đặc biệt. Thịt bò được cắt thành miếng to, tẩm ướp gia vị và cũng mang đi phơi khô ở nơi thoáng khí.
Rượu lúa mạch
Rượu lúa mạch có nồng độ cồn thấp, được sử dụng phổ biến ở Tây Tạng. Rượu có vị ngọt dễ uống, thường để dùng mời khách và phải thực hiện theo đúng nghi thức “3 ngụm 1 ly”, nghĩa là uống một ngụm rồi lại rót đầy, uống ngụm thứ 2 lại rót đầy rồi đến ngụm thứ 3, rót đầy lần cuối và cạn ly.
Sữa chua
Sữa chua Tây Tạng có hai loại là “Đủ Tuyết” được làm từ sữa tươi đã chế bơ, và “Thiếu Tuyết” làm từ sữa tươi chưa chế bơ.
Các món ăn ngon ở Tây Tạng
Trên đây là những thông tin du lịch Tây Tạng dành cho những bạn mới đi lần đầu, Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp chuyến đi của bạn thuận lợi và nhiều kỉ niệm tại vùng cao nguyên này. Tham khảo thêm nhiều chuyến đi khác trên Etrip4u nhé!
{{ comment.CommentContent }}