Những điều bạn cần biết về cách ly y tế

Tại Việt Nam, số lượng người cần phải cách ly đang tăng dần theo số ca nhiễm Covid-19. Ai trong số chúng ta cũng đều có nguy cơ trở thành F1, F2 nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo từ Bộ Y Tế. Trong bài viết này, hãy cùng Etrip4u.com tìm hiểu về cách ly y tế để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân nhé.

Theo dõi góc chia sẻ của Etrip4u để cập nhật những thông tin hữu ích nhé

Hãy cùng Etrip4u hiểu rõ hơn về cách ly y tế
Hãy cùng Etrip4u hiểu rõ hơn về cách ly y tế

Đối tượng cần được cách ly là những ai?

Hiện có hai hình thức cách ly là cách ly tập trung và cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú (nhà riêng, nhà ở tập thể, căn hộ chung cư, phòng kí túc xá trường học, phòng nghỉ khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, khu công nghiệp, xí nghiệp và các phòng lưu trú của cơ quan, đơn vị).

Người bắt buộc phải cách ly tập trung bao gồm:

  • Người đi về hoặc từng qua vùng có dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch Covid-19.
  • Người tiếp xúc gần với các trường hợp xác định mắc bệnh.

Người bay về từ vùng có dịch đều phải cách ly 14 ngày
Người bay về từ vùng có dịch đều phải cách ly 14 ngày

Người cách ly y tế ở nhà, nơi lưu trú bao gồm:

  • Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định.
  • Người tiếp xúc gần với các trường hợp thuộc diện cách ly tập trung đang có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Cả hai đối tượng này đều phải cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm. Nếu người nghi nhiễm COVID-19 được chẩn đoán không mắc bệnh thì những người cách ly do tiếp xúc gần với người này sẽ kết thúc việc cách ly.

Các hộ dân cách li tại nhà ở phố Trúc Bạch
Các hộ dân cách li tại nhà ở phố Trúc Bạch

Cách ly như thế nào cho đúng?

Người được cách ly phải chấp hành đúng các quy định, vệ sinh cá nhân thường xuyên, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn, không khạc nhổ bừa bãi…

Mỗi ngày cần đo nhiệt độ ít nhất 2 lần, nếu có các dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở… phải kịp thời báo cho nhân viên y tế.

Phải hạn chế ra tiếp xúc với người khác, tuyệt đối không ăn chung, ngủ chung, sử dụng vật dụng chung (như bát, đĩa, ly, muỗng, bàn chải đánh răng…)

Mọi người trong khu cách li nên hạn chế tụ tập nói chuyện
Mọi người trong khu cách li nên hạn chế tụ tập nói chuyện

Cần lưu ý không được tụ tập nói chuyện, tổ chức trò chơi trong phòng, hành lang, ngoài sân ở khu cách ly. Các vật dụng vệ sinh hằng ngày phải được phân loại theo nhóm chất thải lây nhiễm và chất thải sinh hoạt.

Đối với cách ly tại nhà, nơi lưu trú tốt nhất nên cách ly ở một phòng riêng. Ngoài phòng nên có một diện tích trống để khử khuẩn trước khi đi ra khu sinh hoạt chung. Nếu không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác ít nhất 2m. Mọi tiếp xúc với người đang được cách ly cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m.

Người cách ly tại nhà cần tuyệt đối ở trong phòng và uống thuốc theo chỉ dẫn
Người cách ly tại nhà cần tuyệt đối ở trong phòng và uống thuốc theo chỉ dẫn

Người cách ly cần tuyệt đối ở trong phòng suốt thời gian cách ly, uống thuốc theo chỉ dẫn, đồng thời theo dõi các triệu chứng xem có nặng lên hay nhẹ đi không. Thường xuyên làm sạch cơ thể để tránh nhiễm trùng, có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong phòng.

Cuối cùng, một điều vô cùng quan trọng là người cách ly phải được bảo đảm chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tập luyện thể dục đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và đang lan rộng ra toàn cầu, phòng, chống dịch được xác định là “cuộc chiến” của toàn dân. Hãy tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của Bộ Y Tế để bảo vệ bản thân và gia đình mình bạn nhé.